Dạm ngõ là một trong những nghi lễ truyền thống của Việt Nam, là tiền đề vô cùng quan trọng cho hành trình hạnh phúc của lứa đôi. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi chưa hiểu rõ dạm ngõ là gì và có ý nghĩa như thế nào?. Để biết thêm thông tin về dạm ngõ, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Dạm ngõ là gì? Dạm ngõ khác gì ăn hỏi?

1. Dạm ngõ là gì?

Trước khi tìm hiểu lễ dạm ngõ là gì, có thể bạn sẽ đôi chút lạ lẫm, vì lễ dạm ngõ là tên gọi ở miền Bắc, trong khi đó, miền Trung sẽ gọi là “lễ đi nói”, miền Nam sẽ gọi là “lễ bỏ rượu”.

Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt đầu tiên giữa hai gia đình nhà trai và nhà gái, nhà trai sẽ đề cập, đặt vấn đề hôn nhân cho cặp đôi, đồng thời trao đổi, bàn bạc về gia phong của đôi bên để tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới sao cho phù hợp. Tuy không phải là một lễ trọng, nhưng dạm ngõ là hành trình đầu tiên của cặp đôi trên cửa ngõ mang tên “vợ chồng”, do đó, dạm ngõ cần được đầu tư kỹ càng, chỉn chu để mọi việc “thuận buồm xuôi gió”.

Dạm ngõ là gì?
Dạm ngõ là gì?

2. Sự khác nhau giữa ăn hỏi và dạm ngõ là gì?

Khác với dạm ngõ, lễ ăn hỏi là ngày nhà trai mang sính lễ sang nhà gái để hỏi cưới cô dâu, kể từ đây, cặp đôi sẽ chính thức trở thành vợ chồng với sự đồng ý của họ hàng hai bên gia đình. Lễ dạm ngõ và ăn hỏi đều được tổ chức ở nhà gái, tuy nhiên, sẽ có một số khác biệt về cách tổ chức, lễ vật, thành phần tham dự, nghi lễ…Do đó, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, dạm ngõ chính là tiền đề của hôn nhân, lễ ăn hỏi chính là bước tiếp theo của hành trình đó và kết thúc bằng đám cưới viên mãn của đôi bạn.

Trang phục cô dâu và chú rể trong ngày dạm ngõ

Cô dâu, chú rể là nhân vật chính trong mọi sự kiện từ dạm ngõ, lễ ăn hỏi cho tới đám cưới của đôi bạn. Mặc dù lễ dạm ngõ không yêu cầu phải mặc trang phục truyền thống, nhưng đôi bạn cần thống nhất trước với nhau về bộ trang phục ton – sur – ton, đặc biệt, cần chú ý về sự gọn gàng và lịch sự khi gặp mặt những người thân trong hai bên gia đình.

Những nội dung cần chuẩn bị trong ngày dạm ngõ là gì?

1. Thành phần tham dự

Thành phần tham gia lễ dạm ngõ nhà trai bao gồm bố mẹ, chú rể, người thân trong gia đình và một trưởng đoàn dẫn họ nhà trai. Nhà gái cũng tương tự như vậy hoặc có thể nhỉnh hơn một chút để buổi đón tiếp được diễn ra suôn sẻ và chu đáo hơn.

2. Nhà trai chuẩn bị lễ vật

Trước lễ dạm ngõ, nhà trai cần chuẩn bị một mâm sinh lễ nho nhỏ để “làm quà” cho buổi gặp mặt đầu tiên. Tuỳ thuộc vào từng vùng miền mà nhà trai sẽ chuẩn bị sao cho phù hợp với gia phong, phong tục của nhà gái. Vậy sính lễ cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ là gì?

– Miền Bắc: Sính lễ sẽ bao gồm trà, rượu, một ít bánh kẹo và trầu cau, tất cả đều được chuẩn bị theo số chẵn mang ý nghĩa “có đôi có cặp”.
– Miền Trung: Sính lễ bao gồm khay trầu cau, chai rượu được gói giấy đỏ và một món đặc sản của vùng miền.
– Miền Nam: Sính lễ sẽ bao gồm cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ, mâm ngũ quả và một đĩa trầu cau được têm cánh phượng cầu kỳ.

Những nội dung cần chuẩn bị trong ngày dạm ngõ là gì
Những nội dung cần chuẩn bị trong ngày dạm ngõ là gì

4. Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ

Trong ngày lễ dạm ngõ, theo thời gian đã định trước, nhà trai sẽ di chuyển đến nhà gái và thực hiện nghi lễ dạm ngõ. Khi đã gặp mặt, trưởng đoàn nhà trai sẽ giới thiệu thành phần tham dự, trao lễ vật cho nhà gái và ngỏ ý với nhà gái tác thành cho đôi nam nữ. Sau khi hai bên gia đình đã đồng ý cho đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau và bàn chuyện về các công việc tiếp theo cho lễ ăn hỏi, lễ cưới, bố mẹ cô dâu sẽ đưa chú rể và cô dâu đến thắp hương bàn thờ gia tiên để báo cáo về thành viên mới của gia đình.

Kết thúc buổi lễ dạm ngõ, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại tham dự bữa cơm thân mật cùng gia đình, để bày tỏ lòng hiếu khách cũng như sự kính trọng đối với nhà trai.

Bài viết trên là một số thông tin về lễ dạm ngõ là gì? Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về lễ dạm ngõ nhé!


wpseo_manager

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *