Cưới hỏi Việt Nam

Nghi thức cưới hỏi của người Hoa

Phong tục cưới hỏi của người Hoa – cũng như người Việt, là một nét văn hóa truyền thống được giữ gìn và mang ý nghĩa rất quan trọng nên người Hoa vô cùng tỉ mỉ, khắt khe và chăm chút chu đáo cho những lễ cưới của con cháu mình.

Nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Hoa bao gồm rất nhiều công đoạn và hoàn toàn dựa trên phong tục tập quán lâu đời. Sơ nét về phong tục lễ rước dâu cũng như lễ cười truyền thống của người Hoa như sau

Phong tục lễ rước dâu

Lễ rước dâu diễn ra trước lễ cưới, đến nhà gái thì chú rể và ông mai vào trước. Tới cổng 1 bé trai hoặc gái là em hoặc cháu cô dâu bưng mâm có 2 ly nước trà mời chú rễ. Chú rể uống nước cám ơn và trao tiền lì xì (chuẩn bị sẵn để trong bao giấy màu đỏ). Người Hoa có tục lệ là nhà gái sẽ chặn cửa không cho nhà trai vào, nhà trai phải phá cửa (dùng nhiều biện pháp như đưa lì xì, hoặc là chịu một số hình phạt của bạn cô dâu đưa ra hoặc là nếu phá được cửa thì vào thẳng luôn), chú rể mới được vô rước dâu.

Sau khi phá cửa xong thì chú rể sẽ được lên tận phòng cô dâu để nhận cô dâu từ tay của ba cô dâu. Trước đó, ba cô dâu sẽ đóng cái lúp đầu cô dâu lại, khi chú rể lên thì tự tay chú rể sẽ mở lúp ra. Sau đó chú rể rước xuống để lạy tổ tiên và rót trà cho mọi người trong nhà và họ hàng. Thứ tự là từ lớn đến nhỏ và từ bên nội đến bên ngọai.

Phong tục làm lễ ngày cưới

Theo phong tục cổ truyền, trong ngày cưới cô dâu phải mặc xiêm áo màu hồng may bằng gấm thêu trong lễ hỏi. Cô dâu bới tóc, thoa dầu bóng, dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi trên đầu đội mũ phụng. Chú rể mặc xiêm áo bằng gấm hồng, thêu hình rồng, trên đầu đội mũ quả bí, trên ngực cài bông hoa to màu đỏ.

Ngày đón dâu, chú rể và phù rể đón dâu ở giữa đường. Khi cô dâu về tới nhà trai bố mẹ chồng nếu có tuổi không xung khắc với cô dâu thì ra đón, nếu có tuổi xung khắc thì tránh gặp mặt và đợi cô dâu bước vào nhà mới xuất hiện. Khi đến nhà trai cô dâu và chú rể phải thực hiện ba nghi lễ bắt buộc: nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái. Sau đó cả hai cùng mời rượu/chè những người bà con cô bác đang dự lễ cưới. Nghi thức cưới hỏi được xem là kết thúc sau đó. Buổi tối động phòng, hai vợ chồng phải uống rượu hợp cần gọi là giao bôi, mang ý nghĩa hạnh phúc sẽ luôn nồng đậm và lâu bền.

quyngan.seo

Share
Published by
quyngan.seo

Recent Posts

Chi phí tổ chức tiệc cưới 30 bàn cho ngày cưới hoàn hảo

Tiệc cưới 30 bàn là lựa chọn lý tưởng cho các cặp đôi muốn tổ…

2 days ago

Chi phí tổ chức tiệc cưới 20 bàn tại trung tâm tiệc cưới sang trọng

Tiệc cưới 20 bàn là lựa chọn lý tưởng cho những cặp đôi muốn tổ…

2 days ago

Lễ báo hỷ là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức lễ báo hỷ

Trong hành trình nên duyên vợ chồng, lễ báo hỷ là một phần không thể…

2 days ago

Lễ hợp cẩn là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức lễ hợp cẩn

Lễ hợp cẩn là một trong những nghi thức cưới hỏi truyền thống của người…

2 days ago

Lễ lại quả là gì? Quy trình thực hiện lễ lại quả

Trong văn hóa cưới hỏi Việt Nam, bên cạnh những nghi lễ nổi bật như…

3 days ago

Của hồi môn là gì? Của hồi môn gồm những gì?

Từ bao đời nay, của hồi môn đã trở thành một phần không thể thiếu…

3 days ago